Yêu cầu đầu tiên và cần thiết đối với một kiến trúc sư thiết kế nội thất chính là khả năng hình dung được một cách tổng quát về bố trí không gian kiến trúc, phân khu chức năng cho mỗi công trình, ưu và nhược điểm của kiến trúc hiện hữu. Vậy nên, việc nắm vững những kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất là một điều vô cùng cần thiết.
Những kiến thức cơ bản về thiết kế kiến trúc
Tìm hiểu về hồ sơ kiến trúc cơ bản
Bộ hồ sơ kiến trúc bao gồm:
- Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình
- Phối cảnh công trình
- Mô tả vật liệu dùng cho thi công
- Chi tiết kiến trúc
- Chi tiết cửa, chi tiết vệ sinh, chi tiết lan can, thang…
- Mặt bằng bố trí nội thất, lát sàn, trần
Trong đó, đối với những bạn mới bắt đầu cần nắm rõ những khái niệm cơ bản dưới đây:
- Bản vẽ mặt bằng là hình chiếc của ngôi nhà lên một mặt phẳng nằm ngang, qua đó chúng ta có thể hình dung được không gian chi tiết bên trong của ngôi nhà, mỗi tầng sẽ có một mặt bằng riêng.
Bản vẽ mặt bằng nhà sẽ thể hiện đầy đủ các nội dung như vị trí, kích thước của tường vách ngăn, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, cách bố trí các phòng, các đồ đạc nội thất gia đình…
- Bản vẽ mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên mặt phẳng đứng, thể hiện hình dáng bên ngoài, tỷ lệ, bố cục, kích thước tổng thể chung, kích thước riêng từng bộ phận của ngôi nhà, và cả chú thích vật liệu công trình. Thông thường một ngôi nhà sẽ có nhiều bản vẽ mặt đứng.
- Bản vẽ mặt cắt là hình chiếu thẳng góc theo trục đứng thu được khi sử dụng mặt phẳng quy ước cắt từ trên xuống ngang qua ngôi nhà (vuông góc với mặt đất). Mặt cắt thể hiện không gian bên trong ngôi nhà: chiều cao, số tầng, chiều cao các tầng, các lỗ cửa, kích thước tường, độ dày sàn, sàn mái, cầu thang… và vị trí hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng.
Trong thiết kế nội thất, mặt cắt còn thể hiện kích thước, bố trí vật dụng, vật liệu hoàn thiện của từng mảng tường, từng mặt dựng của các thiết kế trong không gian.
Phân chia không gian trong kiến trúc
Có thể hiểu ngắn gọn, không gian kiến trúc là không gian được sáng tạo, xây dựng hay có sự can thiệp của bàn tay con người. Không gian được phân chia như sau:
- Không gian chính: là những không gian phục vụ các nhu cầu về công năng chính theo từng thể loại công trình. Ví dụ: nhà ở có phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ…; hay quán cafe thì chia thành khu khách ngồi, khu quầy phục vụ…
- Không gian phụ: là bộ phận sử dụng hỗ trợ cho các công năng chính theo từng thể loại công trình.
- Không gian giao thông: là không gian phục vụ cho việc di chuyển, lưu thông như sảnh, hành lang, cầu thang…
7 Kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất cho người mới bắt đầu
Trong thiết kế nội thất, để tạo ra những không gian hài hòa, ấn tượng, có tính nghệ thuật và mang đậm dấu ấn riêng, bạn không chỉ cần có đôi mắt thẩm mỹ tinh tế mà còn phải tuân thủ đúng theo các quy luật, kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất văn phòng , nội thất trường học , nội thất gia đình dưới đây.
Quy luật về sự cân bằng Balance
Cân bằng chính là sự cân đối của các yếu tố cấu tạo nên không gian nội thất. Những yếu tố chiều cao, chiều rộng không gian, cấu tạo không gian nội thất, ánh sáng, màu sắc… được phối hợp lại với nhau tạo nên một sự thống nhất, hài hòa, cân xứng, đó được gọi là sự cân bằng.
Cân bằng có thể được mô tả là sự phân bổ trọng lượng bằng hình ảnh trong một căn phòng, chính vì vậy đây là một yếu tố quan trọng trong tất cả các không gian nội thất. Cân bằng được thực hiện theo một trong ba cách: đối xứng, không đối xứng và đối tâm.
- Cân bằng đối xứng thường được áp dụng trong phong cách thiết kế nội thất truyền thống, nó được thực hiện với một bên của thiết kế phản chiếu lại phía bên kia từ một điểm trung tâm thẳng. Bố cục đối xứng thường khá dễ thực hiện, bạn chỉ cần chọn một vật làm trung tâm đối xứng hợp lí, sau đó chọn thêm hai món nội thất hoặc có thể nhiều hơn để bài trí chúng đối xứng nhau thông qua tâm đã chọn.
- Cân bằng bất đối xứng được thực hiện bằng cách sử dụng các đối tượng không giống nhau nhưng lại có trọng lượng hình ảnh tương đương nhau hoặc thu hút ánh nhìn. Cân bằng bất đối xứng là một trong những kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để khiến không gian trở nên sinh động và độc đáo hơn.
- Đối xứng xuyên tâm là khi tất cả các yếu tố của một thiết kế được sắp xếp xung quanh một điểm trung tâm cố định.Tuy không được ưa chuộng trong thiết kế nội thất, nhưng nếu biết cách kết hợp khéo léo cách bài trí này bạn có thể tạo nên những thiết kế vô cùng độc đáo và ấn tượng.
Quy luật về nhịp điệu Rhythm
Một trong những kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất mà bạn không thể bỏ qua chính là quy luật nhịp điệu. Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại của nhiều hình ảnh (sự trùng lặp đó thông thường sẽ từ ba lần trở lên), điều này có tác dụng tạo nên sự dịch chuyển và điều hướng tầm nhìn. Nhịp điệu có thể là sự trùng lặp của màu sắc, hình dáng, bố cục…
Quy luật nhịp điệu thường bao gồm các yếu tố sau:
– Nhịp điệu lặp lại các đối tượng: có thể lặp lại về màu sắc hay các đồ dùng, nội thất…
– Nhịp điệu từ chuỗi các đối tượng: chuỗi ở đây được coi như sự thay đổi về hình dáng có thể từ lớn sang nhỏ hoặc ngược lại.
– Nhịp điệu từ sự liên tục: Nhịp điệu liên tục là cách hướng mắt nhìn liên tục từ điểm này sang điểm khác. Ví dụ như các loại giá để đồ trong phòng.
Quy luật về sự nhấn mạnh Emphasis
Quy luật nhấn mạnh chính là việc tạo ra hiệu ứng thị giác vừa đủ để thu hút và giữ sự tập trung cho không gian nội thất của căn phòng hoặc cả ngôi nhà. Quy luật này là một trong những kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất mà bạn phải nắm vững, bởi vì đây là nguyên tắc tất yếu và không thể thiếu trong mỗi thiết kế, mỗi công trình.
Để áp dụng quy luật nhấn mạnh một cách tối ưu và hiệu quả nhất, bạn cần tạo ra trung tâm của sự quan tâm, nói cách khác chính là tạo ra tâm điểm trong một bố cục của thiết kế nào đó.
Quy luật về sự hài hòa Harmony
Quy luật hài hòa chính là sự tập hợp các yếu tố chung và chúng có tính phổ quát (hình dáng, kích thước, vật liệu, kiểu dáng, màu sắc…). Để tạo nên sự hòa hợp cho không gian, tất cả mọi thứ trong căn phòng nên được bài trí, phối hợp để thể hiện về một chủ đề, một phong cách, một tâm trạng…
Quy luật hài hòa cũng là một trong những kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất mà bạn cần phải nắm vững, bởi nó là yếu tố tất yếu khi tham tham gia thiết kế, thi công bất kì công trình kiến trúc nào.
Quy luật về sự tương phản
Quy luật tương phản trong thiết kế kiến trúc thường xảy ra khi hai yếu tố có mối liên quan là khác nhau và đối lập nhau.Có rất nhiều loại tương phản phổ biến thường gặp như: tương phản màu sắc ( nóng – lạnh), tương phản đường nét (thẳng – cong, ngang – đứng), tương phản hình dạng (vuông – tròn), tương phản chất liệu ( mịn – thô ráp), tương phản không gian (rộng – hẹp)…
Khi áp dụng quy luật tương phản, bạn cần lưu ý lựa chọn hai đối tượng tương phản phù hợp sao cho chúng có thể tạo nên nét đặc trưng, điểm nhấn cho thiết kế của bạn.
Quy luật về sự cân xứng
Một trong những kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất được áp dụng khá phổ biến chính là quy luật cân xứng. Quy luật này yêu cầu mọi thành phần trong không gian cần có mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước để đạt được sự cân bằng, đồng nhất của bản thiết kế.
Thông thường, sự cân xứng sẽ bào gồm những mối liên quan về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian xung quanh.
Quy luật tỉ lệ Proportion and Scale
Tỉ lệ trong thiết kế nội thất là mối quan hệ hài hòa, so sánh giữa hai hay nhiều yếu tố của một thành phần liên quan đến kích thước, màu sắc, sắc độ, số lượng và cách sắp xếp, bày trí…
Tỉ lệ vàng, tỉ lệ 1/3… thường là các tỉ lệ đẹp được sử dụng phổ biến trong hầu hết các thiết kế nội thất.
7 quy luật nêu trên chính là những kiến thức cơ bản về thiết kết nội thất mà bạn nên tìm hiểu và nắm vững, từ đó tạo nên nền tảng để có thể cho ra những thiết kế hiệu quả và ấn tượng của riêng mình.